Trong CSS có hai định nghĩa rất quan trọng là ID và Class xuất phát
từ (X)HTML. Cho đến bây giờ vẫn còn một số bạn mới tìm hiểu CSS thường
vẫn chưa hiểu rõ sự khác biệt của 2 thẻ HTML này.
Sự khác biệt giữa ID
và ClassVề cơ bản có thể nói 2 thẻ ID (#) và Class (.) đều mang thuộc tính giống
nhau, nhưng sự khác biệt nằm ở chỗ với thẻ ID (div) được gán cho một
div thì div đó là duy nhất trong file (X)HTML. Không bao giờ được phép
có 2 thẻ ID trùng tên. Trong khi đó Class thì lại được gán cho mọi đối
tượng có cùng lớp (class), các đối tượng có cùng class sẽ chịu sự điều
khiển của CSS cho Class đó. Trong bài viết này ta sẽ tìm hiểu tại sao và
những nơi nào thì dùng ID hay Class.
Trước tiên ta hãy xem qua cách sử dụng hai thẻ ID và Class trong một
đoạn (X)HTML.
- Code:
-
<div id="container">
container là
tên được gán cho ID và nó chứa toàn bộ các thành phần của một trang web
</div>
- Code:
-
<div class="module">
module là tên
được gán cho Class và nó sẽ được sử dụng lặp lại nhiều lần trên một
trang web
</div>
Qua hai đoạn (X)HTML chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ID được sử dụng
cho các thành phần mang tính tuyệt đối và duy nhất trong toàn bộ trang
web, và nó thường được gán cho heading, container, leftcol, rightcol,
content-warpper, footer ...
Còn với Class sẽ được gán cho các thành phần sẽ lặp lại nhiều lần như
Module, Module H3, Content title, readon, ul li ... bởi khi gán Class
cho nhiều thành phần của trang web thì bạn chỉ việc khai báo style trên
file CSS cho các thành phần này một lần duy nhất.
Chúng ta hãy xem cách khai báo thuộc tính cho ID và Class trong file CSS
ở ví dụ sau:
- Code:
-
#container{
width: 80%;
margin:
auto;
padding: 20px;
border: 1px solid #666;
background:
#ffffff;
}
.module{
font-size: small;
color: #008080;
font-weight:
bold;
}
Đến bây giờ ta đã có thể nắm bắt được về cơ bản của các thành phần trong
một website, cách thể hiện chúng bằng ngôn ngữ HTML và điều khiển chúng
theo ý muốn bằng CSS. Trong toàn bộ các bài viết này xin các bạn hãy
đọc kỹ, hiểu và thử trực tiếp ngay trên một trang (X)HTML mà bạn tạo ra.
Chỉ khi nắm chắc những yếu tố cơ bản thì chúng ta có thể dễ dàng hơn
trong các thử nghiệm sau.